Điều kiện mở thẩm mỹ viện? Thủ tục giấy tờ như thế nào?


Điều kiện mở thẩm mỹ viện như thế nào là hợp pháp? Cần những loại giấy tờ, hồ sơ hay bằng cấp gì?…. Là những câu hỏi được thắc mắc rất nhiều đối với các đối tượng có ý định kinh doanh thẩm mỹ viện. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng làm rõ những vấn đề này nhé!

Điều kiện mở thẩm mỹ viện mới nhất

Có giấy phép kinh doanh phòng đa khoa:

  • Điều kiện cơ sở vật chất
  • Điều kiện về trang thiết bị y tế
  • Điều kiện nhân sự

Không giống như lĩnh vực spa, thẩm mỹ viện yêu cầu những điều kiện khắt khe và phức tạp hơn rất nhiều.

Bắt buộc có giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ

Điều kiện mở thẩm mỹ viện đầu tiên rất quan trọng đối với người hành nghề. Theo quy định Nghị định 109.2016/NĐ-CP, những cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thuộc những loại hình phòng khám chuyên khoa. Do đó, để được cấp giấy phép kinh doanh hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện, nhà kinh doanh phải cung cấp đủ:

Điều kiện cơ sở vật chất

  • Thiết kế: Vị trí cố định, là không gian tách biệt với gia đình, có đủ ánh sáng, trần chống bụi và các vật liệu dễ dàng vệ sinh, tẩy rửa.
  • Mô hình phòng khám chuyên khoa phải có: Phòng khám và phòng điều trị.
  • Có buồn lưu người bệnh.
  • Đảm bảo về an toàn bức xạ, xử lý rác thải ý tế đúng theo quy định, tuân thủ phòng cháy chữa cháy.
  • Luôn đảm bảo về điện, nước và các thiết bị để phục vụ khách hàng.
Tuân thủ đúng quy định về cơ sở vật chất
Tuân thủ đúng quy định về cơ sở vật chất

Điều kiện thiết bị y tế

  • Máy móc, thiết bị, dụng cụ y tế chuẩn và phù hợp với mô hình, lĩnh vực hoạt động đã được đăng ký.
  • Có hộp thuốc chống sốc và các loại thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Điều kiện mở thẩm mỹ viện về nhân sự

  • Người trực tiếp khám, điều trị phải là bác sĩ chuyên khoa về thẩm mỹ, phẫu thuật tạo hình hay chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ. Tay nghề bác sĩ đã có kinh nghiệm ít nhất 54 tháng về chuyên khoa điều trị.
  • Tất cả các nhân viên, kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp (dù hỗ trợ hay thực hiện) dịch vụ đều phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công theo đúng chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Người trực tiếp khám, điều trị phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và chứng nhận về chuyên môn
Người trực tiếp khám, điều trị phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề và chứng nhận về chuyên môn

Điều kiện mở thẩm mỹ viện có dịch vụ massage

Đối với các thẩm mỹ viện có dịch vụ massage, điều kiện sẽ có một số thay đổi nhất định:

Cơ sở vật chất

  • Địa điểm cố định, tách riêng với khu vực sinh hoạt gia đình, có ánh sáng đầy đủ.
  • Phòng massage phải được trang bị theo đúng điều kiện đã quy định.

Trang thiết bị

  • Phòng ốc và thiết bị phải đảm bảo vệ sinh. Luôn chuẩn bị các điều kiện sinh hoạt khác để phục vụ khách hàng.
  • Đảo bảo về thiết kế chuẩn của một phòng massage với giường, ghế, khăn, ga trải giường, gối, … tất cả đều được đảm bảo vệ sinh.
  • Luôn có sẵn những đồ dụng hỗ trợ nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra: tủ y tế, giường khám bệnh, dụng cụ y tế cơ bản.

Nhân sự làm việc

  • Người có chịu trách nhiệm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ massage phải có chuyên môn, là y bác sĩ hay kỹ thuật viên được đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền và có chứng chỉ hành nghề. Trong trường hợp sử dụng thuốc chỉ định, người kê thuốc phải là bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền. Kỹ thuật viên không được phép kê đơn thuốc.
  • Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở massage phải có giấy chứng nhận đào tạo chứng chỉ hành nghề về xoa bóp, massage, bấm huyệt tại cơ sở đào tạo uy tín.
  • Thực hiện đúng tác phong gọn gàng, sạch sẽ, có bản tên, có ảnh trên thẻ nhân viên.
Kỹ thuật viên phải có Chứng chỉ đào tạo hoặc Chứng chỉ sơ cấp
Kỹ thuật viên phải có Chứng chỉ đào tạo hoặc Chứng chỉ sơ cấp

Một số điều kiện mở thẩm mỹ viện khác

Ngoài những điều kiện mở thẩm mỹ viện chi tiết và quan trọng được chia sẻ ở trên, người kinh doanh cần phải đảm bảo về các loại giấy tờ: Chứng nhận về phòng cháy chữa cháy, Chứng nhận và an ninh, trật tự.

Thủ tục, giấy tờ, hồ sơ xin phép hoạt động, kinh doanh thẩm mỹ viện

Để có thể đứa thẩm mỹ viện vào hoạt động kinh doanh, chủ kinh doanh phải hoàn thành một số thủ tục cần thiết sau đây:

  • Hoàn thành giấy cấp phép hoạt động, kinh doanh.
  • Bản sao công chứng giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hay giấy chứng nhận đầu tư nếu có vốn đầu tư từ nước ngoài.
  • Bản sao công chứng tất cả chứng chỉ hành nghề của nhân viên hành nghề và bản danh sách chi tiết.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc của thẩm mỹ viện.
  • Tài liệu chứng minh thẩm mỹ viện kinh doanh đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân sự phù hợp với quy định.
  • Bản dự kiến hoạt động chuyên môn: dịch vụ, danh mục kỹ thuật dự kiến được sử dụng trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
  • Gôm tất cả những loại giấy tờ trên thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Người đại diện hay người được ủy quyền sẽ đến giao, nộp tại Sở Y tế tại tỉnh/ thành phố (địa điểm mở cơ sở kinh doanh). 90 ngày là thời gian hồ sơ của bạn được xét duyệt và cấp giấy phép kinh doanh cho cơ sở thẩm mỹ viện được đăng ký.
Giấy phép hoạt động kinh doanh
Giấy phép hoạt động kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều thẩm mỹ viện hoạt động chui phớt lờ những điều kiện này. Tuy nhiên, “cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra”. Một khi bị phát hiện, những cơ sở kinh doanh chui đó bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu muốn mở cơ sở thẩm mỹ viện, tốt nhất bạn nên tuân thủ và làm đúng với điều kiện ở thẩm mỹ viện được chia sẻ ở trên.

Chúc việc mở cơ sở thẩm mỹ viện của bạn diễn ra suôn sẻ và kinh doanh phát đạt.

Bài viết tham khảo:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan