GPA là gì? Phương pháp tính điểm GPA tại Việt Nam


GPA là gì luôn là chủ đề được nhiều bạn quan tâm, nghiên cứu và đầu tư thời gian để có tổng điểm cao, nhằm phục vụ cho mục tiêu du học hoặc săn học bổng. Vậy phương thức tính điểm GPA tại Việt Nam là gì? Câu hỏi của các bạn sẽ được chúng tôi bật mí chi tiết trong bài viết dưới đây.

Điểm GPA là gì?

GPA (Viết tắt của Grade Point Average) được hiểu là điểm trung bình dựa trên toàn bộ môn học của từng học sinh, sinh viên sau khi đã hoàn thành bậc học hoặc kỳ học. Có thể nói, điểm GPA chính là phương thức để đánh giá năng lực của mỗi cá nhân học sinh, sinh viên thông qua kết quả học tập.

GPA là điểm trung bình dựa trên toàn bộ môn học của từng học sinh
GPA là điểm trung bình dựa trên toàn bộ môn học của từng học sinh

Bên cạnh việc hiểu điểm GPA là gì thì đa phần loại điểm này chủ yếu quan trọng với những bạn muốn đi du học hoặc xin học bổng. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết được yêu cầu bởi các trường quốc tế, đảm bảo bạn phải có năng lực học tập tốt để cạnh tranh cùng những ứng viên khác. Nhìn chung, điểm GPA nổi trội là một lợi thế để nâng cao xác suất trúng tuyển học bổng, du học.

Phương pháp tính điểm GPA tại Việt Nam

Trên thực tế, mỗi bậc học sẽ có chính sách tính điểm hoàn toàn khác biệt, mà các bạn cần nắm rõ để có định hướng học tập hiệu quả.

GPA bậc Đại học

Trung bình môn của các trường Đại học tại Việt Nam hiện nay thường căn cứ vào điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ với tỷ lệ 1:3:6. Trên thực tế, trường vẫn có thể điều chỉnh mức tỷ lệ này tùy theo từng tổ hợp môn học.

Công thức tính GPA cho Đại học:

(Tổng điểm trung bình môn * số tín chỉ của môn) / Tổng tín chỉ

Ví dụ: Khi các bạn đăng ký 3 học phần bao gồm Kinh doanh số (2 tín chỉ), Tin học ứng dụng (3 tín chỉ) và Quản trị chiến lược (3 tín chỉ). Điểm tổng kết môn học của bạn sẽ được hệ thống tính như sau:

  • Kinh doanh số – C (tương ứng là 2 dựa vào thang điểm 4)
  • Tin học ứng dụng – B (tương ứng là 3 dựa vào thang điểm 4)
  • Quản trị chiến lược – A (tương ứng là 4 dựa vào thang điểm 4)

Cụ thể, khi nhân số điểm với số tín chỉ của từng học phần thì bạn sẽ có 2 x 2 = 4 (Kinh doanh số), 3 x 3 = 9 (Tin học ứng dụng) và 4 x 3 = 12 điểm (Quản trị chiến lược), tổng bạn có 25 điểm. Nếu căn cứ vào cách tính điểm GPA theo bậc Đại học, người ta sẽ tiến hành chia số điểm vừa tính cho tổng tín chỉ của toàn bộ các học phần mà sinh viên đăng ký (2 + 2 + 3 = 7) → GPA = 25/7 → 3,57.

Điểm GPA được tính theo bậc Đại học
Điểm GPA được tính theo bậc Đại học

GPA bậc Trung học

Vậy còn học sinh cấp 3, cấp 2 phải tìm hiểu phương thức tính điểm GPA là gì? Dưới đây là công thức tính điểm cụ thể:

Tổng điểm trung bình của từng năm/Số năm học

Lưu ý: Bậc THPT ở Việt Nam có 3 năm học và bậc THCS là 4 năm học.

Ví dụ khi kết quả điểm tổng kết năm học của bạn học sinh THPT là 8.4 – 8.1 – 8.9. Từ đó chúng ta có thể suy ra công thức để tính GPA như sau: (8.4 – 8.1 – 8.9)/3 = 25.

Cách quy đổi điểm GPA Việt Nam để nộp hồ sơ du học

Chắc hẳn nhiều bạn giờ đây vẫn chưa nắm rõ cách quy đổi điểm GPA là gì tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi sau đây:

Thang điểm 10 Thang điểm 4 Thang điểm chữ Xếp loại học lực
8.5 – 10 4.0 A Giỏi
8.0 – 8.4 3.5 B+ Khá giỏi
7.0 – 7.9 3 B Khá
6.5 – 6.9 2.5 C+ Trung bình khá
5.5 – 6.4 2 C Trung bình
5.5 – 6.4 1.5 D+ Trung bình yếu
4.0 – 4.9 1 D Yếu
< 4.0  0 0 F Kém (không đạt)

Trên đây là bảng quy đổi điểm GPA được sử dụng cho cả trường tại Việt Nam và trường quốc tế. Trong trường hợp trường của bạn đang theo học tại Việt Nam sử dụng thang điểm tiêu chuẩn là 10, nhưng trường bạn định hướng du học sắp tới đang dùng thang điểm chữ hoặc thang điểm 4. Bạn vẫn có thể căn cứ vào bảng quy đổi để biết chính xác số điểm cần điền trong hồ sơ du học.

Ví dụ: GPA tại trường ở Việt Nam là 8.4 → GPA quy đổi sẽ là 3.5 (du học ở trường tính theo thang điểm 4).

Điểm GPA tại Việt Nam và cách quy đổi để đi du học
Điểm GPA tại Việt Nam và cách quy đổi để đi du học

Điều kiện điểm GPA cần có để du học các nước phổ biến

Không chỉ tìm hiểu cách tính điểm GPA là gì, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về một số điều kiện về điểm GPA khi muốn du học ở các nước phổ biến, cụ thể:

Du học Canada

Chính sách tính điểm GPA của Canada còn tùy thuộc vào các trường, các bang và các bậc học khác nhau. Tham khảo một số thông tin trong bảng như sau:

Chương trình học Yêu cầu về điểm GPA
Trung học Điểm GPA 3 năm gần đây nhất phải trên 6.5 (theo thang điểm 10)
Dự bị Đại học Có điểm GPA trên 6.5
Đại học, Cao đẳng Điểm GPA 3 năm gần đây nhất phải trên 6.0 – 7.0 trong trường hợp đã tốt nghiệp THPT
Bằng cấp, chứng chỉ sau Đại học Sở hữu bằng tốt nghiệp và có điểm GPA từ 2.0/4.0
Thạc sĩ Tốt nghiệp Đại học và có điểm GPA dao động từ 3.0/4.0 hoặc 7.0/10

Du học Mỹ

Về cơ bản, để tự tin đặt chân đến nước Mỹ du học thì bạn cần phải có điểm GPA đầu vào dao động từ 7.0 trở lên. Đặc biệt, đối với các bạn có định hướng săn học bổng thì tổng điểm bạn cần đáp ứng sẽ phải lên đến 8.5/10. Ở Mỹ, mỗi bang và mỗi trường sẽ có điều kiện về điểm GPA khác nhau.

Điểm GPA cần có để du học tại Mỹ
Điểm GPA cần có để du học tại Mỹ

Du học Úc

Tương tự như Canada và Mỹ, điều kiện về điểm GPA đầu vào ở Úc sẽ tùy thuộc vào các bang, bậc học, các trường mà bạn tiến hành nộp hồ sơ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại yêu cầu GPA như sau:

Chương trình học Yêu cầu về điểm GPA
Tiểu học Không yêu cầu điểm GPA
Trung học Đã hoàn thành chương trình lớp 6 hoặc 7 tại Việt Nam, điểm GPA trên 6.5
Dự bị Đại học Đã hoàn thành chương trình học lớp 11 tại Việt Nam, điểm GPA trên 6.0
Đại học, Cao đẳng Đã hoàn thành năm 1 chương trình Đại học, hoặc chương trình lớp 12 của trường Chuyên nằm trong danh sách cho phép tuyển thẳng tại Việt Nam, hoặc hoàn thành chương trình dự bị Đại học ở Úc, điểm GPA trên 6.5
Sau đại học Đã tốt nghiệp Đại học hoặc đánh giá chi tiết về năng lực nghiên cứu và kinh nghiệm làm việc trong trường hợp khác chuyên ngành, điểm GPA trên 6.5

Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về điểm GPA

Sau khi đã hiểu rõ điều kiện về điểm GPA là gì ở các quốc gia phổ biến, bạn cần tham khảo thêm một số câu hỏi thường gặp về GPA như sau:

GPA thấp có ảnh hưởng đến việc xin học bổng hay xét tuyển du học không?

Chắc chắn GPA thấp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc du học hoặc xét học bổng. Bạn phải luôn nỗ lực học tập mỗi ngày để có một bảng điểm tốt. Góp phần đạt GPA theo điều kiện mà chương trình học bổng hay trường bạn đã nhắm đến đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều kiện khác mà các bạn cần lưu ý, ví dụ như hoạt động ngoại khóa, chứng chỉ ngoại ngữ, kinh nghiệm, tài chính,…

Sinh viên phải nỗ lực để có được điểm GPA cao phục vụ cho việc đi du học
Sinh viên phải nỗ lực để có được điểm GPA cao phục vụ cho việc đi du học

GPA thấp nhưng SAT cao thì đi du học có được không?

Bạn vẫn sẽ có cơ hội đi du học trong trường hợp GPA thấp, nhưng điểm SAT cao (trên 1400). Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý cải thiện điểm của bản thân trong thời gian còn lại. Lưu ý, các bạn nên bổ sung một đoạn giải thích về sự khác biệt giữa điểm SAT và GPA trong thư giới thiệu hoặc bài luận. Từ đó giúp hội đồng tuyển sinh của trường nắm rõ và chấp nhận xem xét hồ sơ.

GPA bao nhiêu là tốt?

Nhìn chung, thông thường thang điểm được đánh giá là giỏi cụ thể như sau:

  • Căn cứ trên thang điểm 4, điểm GPA xếp loại giỏi dao động từ 3.20 – 3.59
  • Căn cứ trên thang điểm 10, điểm GPA xếp loại giỏi rơi vào khoảng từ 8.0 trở lên
  • Căn cứ trên thang điểm chữ, điểm GPA xếp loại giỏi là thang điểm A
GPA xếp loại giỏi theo thang điểm chữ là A
GPA xếp loại giỏi theo thang điểm chữ là A

Như vậy, câu hỏi GPA là gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Hướng nghiệp spa hy vọng các bạn đã có được góc nhìn tổng quan về điểm GPA và định hướng rõ ràng cho con đường học tập của bản thân. Chúc bạn thành công!

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan