Mở spa, tự kinh doanh riêng đang là hướng đi khởi nghiệp của rất nhiều bạn trẻ. Vì vậy, những chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa trên các diễn đàn, blog đang được quan tâm rất lớn.
Với hàng ngàn lời chia sẻ có cánh về nghề spa, đâu mới là chia sẻ chân thật nhất. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp 4 chia sẻ được các chủ spa hiện tại chia sẻ nhiều nhất. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
4 chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa quý giá, chân thật
Đừng tự ti khi spa của bạn nhỏ
Nếu những spa lớn, được thiết kế, trang trí khang trang được nhiều khách hàng yêu thích và mua dịch vụ. Thì các spa nhỏ phải làm gì để kéo cũng như giữ chân được khách hàng. Đây cũng là chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa đầu tiên mà bài viết muốn chia sẻ đến bạn đọc.
Đừng quá lo lắng về điều này, “nhỏ nhưng có võ” tuy chỉ là một câu nói đùa của các bạn trẻ, nhưng trong hoàn cảnh này, bạn có thể hoàn toàn áp dụng nó. Mặc dù spa của bạn, quy mô không bằng ai.
Nhưng nếu bạn chịu khó đầu tư vào vệ sinh cũng như không gian khiến khách hàng cảm thấy thoải mái khi sử dụng dịch vụ. Về bề ngoài, bạn đã có thể lấy lòng khách hàng được rồi đấy.
Tuy nhiên, điều đó cũng chưa đủ. Để có thể giữ được chân khách hàng và muốn khách hàng PR cho mình với giá “0 đồng”. Điều bạn cần làm chính là luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ spa của mình với thái độ nhân viên thân thiện, luôn biết cách ứng xử với khách hàng.
Kinh nghiệm dành cho các spa nhỏ chính là: Đừng bao giờ tự ti về quy mô mở spa ban đầu của mình. Đừng cố gắng vay thêm tiền để mở rộng dịch vụ vì điều này sẽ mang lại rủi ro hụt vốn rất lớn.
Thay vào đó, như chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa được nói ở trên, bạn hãy bình tĩnh, tích lũy từng chút một, luôn đặt khách hàng lên đầu với tay nghề kỹ thuật viên cao. Chắc chắn rằng, trong một thời gian, spa của bạn sẽ dễ dàng được mở rộng ngay thôi.
Đam mê là một chuyện – quan trọng vẫn là tận tâm, tận lực với nghề
Bạn nghĩ rằng chỉ cần có đam mê, bạn sẽ thành công khi kinh doanh spa. Sự thật hoàn toàn không phải như thế. Nếu chỉ có đam mê, bạn sẽ khó mà thành công được.
Theo như chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa của các chủ spa hiện tại. Đam mê vẫn chưa đủ, nhiều bạn trẻ mang đam mê đi khởi nghiệp thường sẽ nhanh chóng thất bị khi gặp khó khăn.
Vì vậy, chỉ có đam mê cùng với tận tâm, tận lực với nghề. Bạn mới có thể chứng minh cho khách hàng thấy được mình uy tín đến dường nào. Từ đó mới có thể giữ được chân khách.
Bạn cố gắng vì khách hàng, khách hàng sẽ cố gắng cùng với bạn
Hãy luôn vì khách hàng mà cố gắng mang lại giá trị thực tế cho họ. Cái mà khách hàng muốn tại một cơ sở spa chính là một sự chuyên nghiệp trong cách tiếp đãi, tay nghề kỹ thuật viên khiến họ hài lòng, thư giãn.
Để lấy được tiền của khách hàng không hề dễ, nếu bạn quá dễ dãi trong việc quản lý kỹ thuật viên, hoặc không chọn lọc kỹ thuật viên tay nghề cao. Khách chỉ đến với bạn 1 lần duy nhất.
Chưa kể, nếu xảy ra những tình huống khiến khách cực kỳ không hài lòng, không những bạn phải đền bù tiền lại cho khách hàng. Mà có thể thương hiệu spa của bạn sẽ khó mà hoạt động về sau này.
Chính vì vậy, nếu bạn cố gắng vì khách hàng, luôn cung cấp dịch vụ và chiều ý khách hàng. Dù spa của bạn quá đông hay dịch vụ bị lỗi một lần, khách hàng cũng sẽ dễ dàng bỏ qua sai sót này của bạn. Và tiếp tục ủng hộ trong thời gian tới.
Liên tục cải tiến, nâng cấp sản phẩm dịch vụ
Nhu cầu của lĩnh vực spa làm đẹp tăng kéo theo sự phát triển của các cơ sở kinh doanh. Lúc này spa của bạn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ, áp lực giữ chân khách hàng ngày càng tăng. Do đó, để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ, spa của bạn cần liên tục cải tiến, nâng cấp sản phẩm dịch vụ. Đây chính là chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa nói riêng và các ngành dịch vụ nói chung từ các chuyên gia kinh tế.
Để cải tiến dịch vụ một cách hiệu quả, bạn cần hoàn thiện quy trình của dịch vụ hiện có. Đồng thời nghiên cứu, bổ sung những dịch vụ mới, bắt kịp xu thế. Đi kèm với sự cải tiến này, bạn cần đầu tư vào cơ sở vật chất, các thiết bị và công nghệ làm đẹp hiện đại. Những điều này giúp đem đến trải nghiệm làm đẹp vượt mong đợi cho khách hàng. Từ đó thu hút lượng lớn khách hàng trung thành.
Tuyển dụng nhân viên spa – đầu tư về con người
Mặc dù quy trình và công nghệ có tốt, nhưng nếu không chú trọng về yếu tố con người thì dịch vụ sẽ không được đánh giá cao. Đặc biệt, đối với công việc spa chăm sóc da thì khách hàng lại càng quan tâm đến năng lực của nhân viên. Vậy nên bạn cần tuyển dụng nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề tốt. Hãy đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt ngay cả những lúc áp dụng chương trình khuyến mại, ưu đãi cho khách.
Bên cạnh trình độ chuyên môn, nhân viên được tuyển dụng cần có kỹ năng giao tiếp và phong cách phục vụ nhiệt tình, thân thiện với khách hàng. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa cho thấy, để làm được điều này, spa cần đưa ra quy định rõ ràng và tập huấn nhân viên từ những ngày đầu. Điều này giúp tạo thiện cảm và đem đến sự thoải mái, hài lòng cho khách hàng.
Marketing, quảng bá spa phù hợp
Để hoạt động kinh doanh spa hiệu quả hơn, bạn cần có chiến lược marketing, quảng bá phù hợp. Điều này giúp thương hiệu spa được nhiều khách hàng biết đến hơn, từ đó gia tăng cơ hội khách hàng ghé đến. Để làm được điều này, bạn cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng, xác định các môi trường truyền thông và tiến hành xây dựng chiến lược truyền thông. Một số hoạt động marketing cơ bản cần có đối với các spa gồm:
- Marketing lúc khai trương: Đây là hoạt động cần thiết để khách hàng bước đầu biết đến và tiếp xúc với spa của bạn. Thông qua các hoạt động như phát tờ rơi, quảng cáo qua fanpage,… bạn hãy quảng cáo thương hiệu và dịch vụ một cách nhiệt tình để nhiều người biết đến.
- Marketing chương trình ưu đãi vào các dịp đặc biệt: Các dịp đặc biệt như ngày lễ, kỷ niệm là cơ hội để spa tiến hành chương trình ưu đãi đến khách hàng. Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa, bạn có thể áp dụng các hình thức như giảm giá, tặng quà, tặng liệu trình,…
- Marketing khi doanh thu bị chững lại: Những thời điểm doanh thu bị chững lại, bạn nên đẩy mạnh marketing để thu hút khách hàng. Các chương trình marketing có thể được chia ra dành cho khách mới và khách cũ để tăng hiệu quả. Từ đó lôi kéo khách hàng và tối ưu doanh thu.
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa thành công tiếp theo chính là đăng ký giấy phép kinh doanh. Để kinh doanh spa, bạn cần chuẩn bị các thủ tục và giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật. Cơ sở làm đẹp có đầy đủ giấy tờ để hoạt động sẽ khiến khách hàng an tâm và tin tưởng hơn. Để đăng ký giấy phép kinh doanh bạn cần chuẩn bị các mục sau:
- Chứng chỉ hành nghề của chủ spa và kỹ thuật viên làm việc tại spa. Để kinh doanh spa, bạn cần có chứng chỉ trực thuộc Sở Lao động, Thương binh & Xã hội.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của các thiết bị y tế, máy móc, dược liệu và mỹ phẩm sử dụng trong spa.
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất sạch sẽ, an toàn.
Không cố gắng bán hàng kèm trong các gói dịch vụ
Đây cũng là chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa cuối cùng mà bài viết muốn nhắc tới. Đó chính là bạn đừng cố gắng bán các sản phẩm, mỹ phẩm trong các gói dịch vụ của mình.
Hiện nay, có rất nhiều spa ngoài bán các gói dịch vụ, họ còn tranh thủ giới thiệu với khách hàng các loại mỹ phẩm mới nhằm kiếm thêm lợi nhuận nếu khách hàng mua sản phẩm.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không nên. Bạn nên bán hàng đúng lúc, đúng nơi.
Ví dụ như khách đến spa với mục đích, massage. Nếu bạn liên tục tư vấn và giới thiệu các dòng sản phẩm bên mình. Trong khi đó, khách hoàn toàn không có nhu cầu. Điều này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, và thậm chí mệt mỏi.
Hãy để khách hàng thoải mái nhất trong lúc sử dụng dịch vụ nhé! Việc bạn bán hàng không hề sai. Nhưng hãy bán đúng lúc và đúng người để khách không có ác cảm với spa của mình.
Tìm hiểu kinh nghiệm trước khi mở spa là một điều nên làm. Nhờ vào những kinh nghiệm này, bạn sẽ hiểu rõ về việc kinh doanh cũng như tránh những rủi ro không đáng xảy ra trong quá trình kinh doanh.
Hướng Nghiệp Spa hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh spa được viết ở trên sẽ giúp ích nhiều đối với bạn. Chúc các bạn kinh doanh thành công, phát tài phát lộc nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
- Thực trạng doanh thu ngành spa – Làm sao để tăng doanh số?
- 7 Chiến lược kinh doanh spa thu hút khách hàng tiềm năng
Bình luận