Trường nghề là gì? Câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều bạn trẻ đang trong quá trình định hướng con đường học vấn trong tương lai sau khi tốt nghiệp THPT. Ngày nay có nhiều sinh viên kiếm được thu nhập hấp dẫn với công việc ổn định khi tốt nghiệp tại đây. Khám phá bài viết để có câu trả lời chính xác nhất.
Trường nghề là gì?
Nhiều người thắc mắc về trường nghề là gì mà có rất nhiều bạn trẻ mong muốn theo học. Theo nguồn tin chính thống, trường nghề là nơi chuyên giảng dạy kỹ năng thực tiễn liên quan đến chuyên ngành trong thời gian ngắn. Cụ thể là khi chọn một ngành tại trường, các bạn sẽ được đào tạo chủ yếu về kỹ thuật và kinh nghiệm để hành nghề thuần thục.
Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ sở hữu chứng chỉ hoặc tấm bằng nghề để ứng tuyển vào vị trí phù hợp với chuyên ngành. Ngoài ra, kiến thức trong chương trình dạy nghề sẽ cô đọng, tập trung vào việc thực hành nhiều hơn lý thuyết đại cương. Tại Việt Nam có hai loại hình dạy nghề là ngắn hạn và dài hạn được phân hóa theo 3 cấp trình độ bao gồm:
- Cao đẳng nghề (CĐN)
- Trung cấp nghề (TCN)
- Sơ cấp nghề (SCN) và dạy nghề thường xuyên.
Ưu điểm khi lựa chọn trường nghề
Sau khi đã có câu trả lời về trường nghề là gì, các bạn cần tham khảo một số điểm lợi thế mà trường nghề mang lại cho học viên như sau:
Điều kiện tuyển sinh đơn giản
Khác biệt với Đại học, điều kiện tuyển sinh của trường nghề thông thường chỉ dừng lại ở mức hoàn thành cấp bậc THCS hoặc THPT. Ngoài ra, học viên đăng ký cần đáp ứng các điều kiện như chưa có tiền án, không trong thời kỳ đợi xét xử hoặc thi hành án. Đặc biệt là đảm bảo có sức khỏe ổn định đạt tiêu chuẩn tuyển sinh.
Chú trọng thực hành
Nội dung của chương trình học tại trường nghề chiếm 70 – 80% là thực hành. Toàn bộ cấu trúc của lộ trình học tập được thiết kế để đào tạo kỹ năng và kinh nghiệm làm việc đúng chuyên môn. Tại đây, các bạn sẽ không phải tiếp cận với nhiều bài giảng mang tính học thuật, mà chủ yếu trau dồi và rèn luyện tay nghề thành thạo để kiếm việc làm nhanh chóng.
Cơ hội nghề nghiệp cao
Cơ hội việc làm rộng mở cũng là lý do khiến nhiều người mong muốn theo đuổi con đường học nghề. Khi sở hữu tấm bằng, các bạn có thể xin việc làm ở nhiều công ty, doanh nghiệp đang tuyển dụng lao động có tay nghề cao. Với kinh nghiệm và kỹ năng được tôi luyện tại trường, bạn sẽ dễ dàng kiếm được việc làm ổn định một cách nhanh chóng.
Hình thức đào tạo tại trường nghề là gì?
Bên cạnh việc hiểu khái niệm trường nghề là gì, bạn cần nghiên cứu về những hình thức đào tạo của trường nghề như sau:
- Chương trình giảng dạy chuyên môn: Trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam, hình thức đào tạo nghề chuyên môn hiện đang phổ biến nhất. Bạn sẽ đăng ký ngành nghề yêu thích và không cần học bổ túc văn hóa. Dành cho người tốt nghiệp THPT và mong muốn có bằng nghề để kiếm việc làm.
- Chương trình đào tạo kết hợp bổ túc: Đây là chương trình bắt buộc các học viên phải học nghề kết hợp với bổ túc văn hóa. Dành cho học viên chỉ tốt nghiệp THCS và không tiếp tục với bậc THPT.
Thời gian hoàn thành chương trình học của trường nghề
Thực tế, thời gian học trường nghề khá ngắn, chỉ kéo dài dao động từ 2,5 – 3 năm và nhận được chứng chỉ. Thậm chí, có nhiều trường chỉ đào tạo trong vòng 2 năm là các bạn có thể thuần thục tay nghề và sẵn sàng xin việc làm tại các công ty, doanh nghiệp.
Chương trình dạy nghề ngắn hạn góp phần tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho học viên, thay vì phải đầu tư nguồn lực cho 4 năm Đại học. Mặc dù đào tạo trong thời gian không quá dài, nhưng tất cả kỹ năng và kinh nghiệm của người theo học nghề vẫn được đảm bảo lĩnh hội một cách tốt nhất.
Hồ sơ để đăng ký học trường nghề
Vậy hồ sơ để đăng ký học trường nghề là gì? Tham khảo tường tận về những thứ cần có để đáp ứng điều kiện xét tuyển của trường nghề như sau:
- Phiếu đăng ký: Giấy này thường được in theo mẫu của trường, bạn có thể tìm ở trang chủ website hoặc liên hệ đội ngũ tư vấn để tải về.
- Lý lịch học sinh, sinh viên: Cần có đóng dấu đã tốt nghiệp THPT, THCS, giáo dục thường xuyên,…
- Bằng tốt nghiệp: Nộp bản chứng nhận tạm thời hoặc bản chính bằng tốt nghiệp THCS và THPT.
- Giấy tờ cá nhân: Bản sao giấy khai sinh, chứng minh nhân dân – căn cước công dân và sổ hộ khẩu được đóng dấu xác thực bởi cơ quan có thẩm quyền ở địa phương.
- Ảnh chân dung 3×4: Mỗi trường sẽ quy định số lượng khác nhau. Mặt sau điền thông tin cá nhân bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh và địa chỉ.
Bằng nghề có giá trị không?
Bằng của trường nghề là gì? Có giá trị như thế nào? Đây đều là những câu hỏi phổ biến của rất nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi con đường học nghề. Bằng nghề được hiểu là loại giấy tờ được cấp sau khi các học viên hoàn thành chương trình học. Văn bằng chính quy được chứng nhận và cấp trực tiếp bởi cơ quan nhà nước.
Nói về giá trị, bằng nghề như một “tấm vé thông hành” chứng minh cho kết quả học tập của các học viên. Qua đó, cho thấy họ đã có đủ trình độ và tay nghề đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đồng thời kinh nghiệm thực hành nhiều lần cũng giúp các bạn trẻ sẵn sàng bắt tay vào công việc ngay lập tức, tiết kiệm thời gian đào tạo cho công ty.
Những ngành nên chọn khi đăng ký học trường nghề
Khi đã được giải đáp tường tận về bằng của trường nghề là gì, bạn cần có góc nhìn tổng quan về những ngành nên chọn để phát triển sự nghiệp.
Ngành làm đẹp
Nhu cầu nâng tầm nhan sắc giờ đây gia tăng ở cả phái nữ lẫn cánh mày râu. Trong tương lai, ngành làm đẹp sẽ còn mở ra rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ. Đặc biệt là bạn không chỉ dừng lại ở vị trí kỹ thuật viên, mà có thể thăng tiến lên quản lý cơ sở thẩm mỹ hoặc tự kinh doanh để tạo thương hiệu cá nhân. Qua đó nâng mức thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Một số lĩnh vực trong ngành làm đẹp mà bạn nên theo đuổi, bao gồm:
- Phun xăm thẩm mỹ
- Nghề spa
- Nối mi
- Làm tóc
- Làm nail
- Nghề trang điểm
- Gội đầu dưỡng sinh
- Massage, xông hơi
- …
Sở hữu đa dạng và phong phú các lĩnh vực khác nhau, ngành làm đẹp xứng đáng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bạn trẻ lập nghiệp. Ngoài ra, khoảng thời gian học nghề cũng diễn ra trong vòng 3 – 6 tháng, hoặc tối đa là 1 năm dành cho các bạn đi theo lộ trình chuyên sâu. Điều này tiết kiệm rất nhiều thời gian giúp bạn kiếm được việc làm nhanh chóng.
Nghề đầu bếp
Ngoài việc nắm rõ thông tin trường nghề là gì, các bạn có thể tham khảo về các lĩnh vực phổ biến được nhiều người theo học. Trong đó, đầu bếp là một trong những công việc có rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Sau khi tốt nghiệp nghề đầu bếp, bạn có thể xin việc làm ở nhà hàng, quán ăn, khách sạn, resort,… Ngoài ra, nhiều người chọn con đường tự kinh doanh để nâng cao thu nhập.
Ngành cơ khí
Thời đại công nghệ hóa, hiện đại hóa càng cho thấy tầm quan trọng của ngành cơ khí. Do đó, các bạn theo đuổi con đường này sẽ có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường lao động mà không lo thất nghiệp. Bạn có thể trở thành chuyên viên gia công máy móc, quản lý phân xưởng, tư vấn và sửa chữa trang thiết bị công trình,…
Ngành pha chế
Xu hướng làm việc trong ngành pha chế đang rất thịnh hành khi ngày càng có nhiều quán bar, cafe mở rộng quy mô kinh doanh. Ngoài việc trở thành chuyên viên pha chế tại quán, bạn cũng có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân cung cấp đa dạng thức uống. Đặc biệt, nếu có chuyên môn và sự sáng tạo, bạn sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương rất cao.
Ngành du lịch
Ngày nay có không ít trường nghề tập trung nâng cấp chương trình đào tạo về ngành du lịch. Đây là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển và xu hướng việc làm hấp dẫn nhất tại nước ta. Bạn sẽ có cơ hội tiếp cận nhiều cảnh quan, văn hóa, địa điểm và con người. Đặc biệt, môi trường công việc linh hoạt của ngành du lịch rất phù hợp với những bạn yêu thích tự do, phóng khoáng.
Qua thông tin trong bài, các bạn chắc hẳn đã nắm rõ tất tần tật về vấn đề trường nghề là gì. Hướng nghiệp spa hy vọng những giải đáp của chúng tôi sẽ giúp các bạn trẻ có được góc nhìn tổng quan để định hướng học tập và sự nghiệp trong tương lai một cách đúng đắn. Chúc các bạn thành công!
Bình luận