Ngành công nghệ thông tin làm nghề gì là thắc mắc của nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề. Để hiểu hơn về ngành công nghệ thông tin, hãy cùng tìm hiểu các chuyên ngành và công việc cụ thể của nghề này sau khi ra trường trong bài viết dưới đây.
Ngành công nghệ thông tin học những gì?
Ngành công nghệ thông tin là ngành học liên quan đến phần mềm, ứng dụng và hệ thống máy tính. Ngành học này rất rộng với nhiều chuyên ngành khác khác nhau. Các chuyên ngành phổ biến có thể kể đến như công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật phần mềm, an toàn thông tin, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, khoa học dữ liệu (big data, machine learning), trí tuệ nhân tạo,…
Để nghiên cứu sâu các chuyên ngành, sinh viên cần được trang bị các kiến thức liên quan đến thiết kế, gia công phần mềm; kiến thức vận hành cả phần mềm lẫn phần cứng của máy tính. Tất cả đều hướng đến mục tiêu là cung cấp các giải pháp và phát triển.
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học học các kỹ năng về phân tích dữ liệu, tư duy logic, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý dự án,… Những kỹ năng này sẽ giúp sinh viên ngành công nghệ thông tin phát huy tối đa khả năng của mình.
Ngành công nghệ thông tin làm nghề gì sau khi ra trường?
Công nghệ thông tin là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Vậy nên đây là ngành học được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn. Làm nghề gì hãy cùng điểm qua một số việc làm sau:
Lập trình viên
Lập trình viên là công việc phổ biến nhất của ngành công nghệ thông tin. Đây là bộ phận thiết kế ra những phần mềm, trang web, game hay lập trình chip, mạch điện tử và các hệ thống điều khiển của các thiết bị điện tử (điện thoại, ô tô,…).
Kỹ sư phần mềm
Kỹ sư phần mềm là người có vai trò quan trọng khi làm việc trực tiếp với khách hàng. Công việc này cần thu thập và phân tích yêu cầu của khách hàng. Từ đó lên ý tưởng và triển khai phần mềm cùng bộ phận lập trình.
Kiểm duyệt chất lượng
Bộ phận kiểm duyệt chất lượng bao gồm QA (Quality Assurance) và QC (Quality Control). Sau khi lập trình viên tạo ra các sản phẩm, QA và QC cần kiểm tra sản phẩm đã đạt chất lượng hay chưa.
Chuyên viên phân tích dữ liệu
Sinh viên học chuyên ngành khoa học dữ liệu, an toàn thông tin hay chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu có thể làm công việc này. Đây là công việc có tính liên kết và ứng dụng cao trong thương mại.
Chuyên viên an ninh mạng
Chuyên viên an ninh mạng đảm bảo việc an ninh và kiểm tra thâm nhập cho hệ thống mạng các công ty, tổ chức hay cơ quan. Tại nhiều nơi, chuyên viên an ninh mạng và chuyên viên phát triển quản trị mạng được gộp chung trong một vị trí công việc.
Kỹ sư phát triển AI
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành trí tuệ nhân tạo hoặc khoa học dữ liệu có thể trở thành kỹ sư phát triển AI. Vậy ngành công nghệ thông tin làm nghề gì? Công việc của họ là phát triển các ứng dụng AI vào các phần mềm sản phẩm như rô bốt, xe ô tô, thiết bị công nghệ cao, nhà ở thông minh,…
Cơ hội việc làm của cử nhân ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là ngành học của tương lai bởi vì ứng dụng vô hạn của nó vào đời sống. Từ các doanh nghiệp kinh doanh đến cơ quan chính phủ, tất cả mọi lĩnh vực không thể thiếu công nghệ thông tin. Do đó nhu cầu nhân sự đối với công nghệ thông tin không bao giờ dừng lại. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành mở ra nhiều cơ hội việc làm mới.
Công nghệ thông tin cũng là lĩnh vực có mức thu nhập hấp dẫn nhất hiện nay. Tại Việt Nam, sinh viên công nghệ thông tin mới ra trường có mức lương khoảng từ 12.000.000 đến 20.000.000 đồng mỗi tháng. Mức thu nhập khởi điểm của kỹ sư công nghệ thông tin tại nước ngoài trung bình khoảng 3800 đến 4800 đô la Mỹ mỗi tháng. Đây là mức thu nhập khởi điểm, khi đã có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, mức lương của họ có thể gấp đôi, gấp ba lần con số trên.
Nên học ngành công nghệ thông tin tại trường nào?
Vậy nên đa số các trường đại học, cao đẳng đều đã mở thêm ngành này. Tuy nhiên để học công nghệ thông tin một cách hiệu quả, bạn nên lựa chọn các môi trường học chất lượng. Địa chỉ dạy công nghệ thông tin chất lượng là các trường có thế mạnh, kinh nghiệm đào tạo lĩnh vực này.
Đầu tiên không thể bỏ qua là nhóm các trường đại học chính quy chuyên đào tạo công nghệ thông tin sau:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học FPT
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Học viện Kỹ thuật Quân sự
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Ngoài những trường đại học dẫn đầu về đào tạo công nghệ thông tin ở trên, chúng ta còn có các trường cao đẳng sau:
- Cao đẳng FPT Polytechnic
- Cao đẳng Bách Khoa
- Cao đẳng Bách Khoa Sài Gòn
- Cao đẳng Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh
- Cao đẳng Khoa học – Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng
- Cao đẳng Viễn Đông
- Cao đẳng Việt Mỹ
- Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
Công nghệ thông tin là ngành tăng trưởng nhanh và rất đa dạng vị trí công việc. Do đó, sinh viên lựa chọn ngành nghề này không cần quá lo lắng về cơ hội việc làm và thu nhập. Hướng nghiệp spa hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được ngành công nghệ thông tin làm nghề gì?
Bình luận