Spa là một công việc đặc thù về ngành nghề cũng như công việc. Do đó, thời gian làm việc của nhân viên spa cũng không giống so với các ngành nghề khác. Trong khi mọi người được thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày mệt mỏi, lễ, Tết. Thì những ngày đó, nhân viên spa sẽ là người bận rộn và vất vả nhất.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của nhân viên spa
Khách hàng
Đối tượng khách hàng của các trung tâm làm đẹp, spa rất rộng. Từ trẻ tuổi đến lớn tuổi, từ nam giới đến nữ giới. Trong khi đó, nghề nghiệp của mỗi người lại khác nhau. Nên thời gian chăm sóc, làm đẹp cũng sẽ khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng đến thời gian làm việc của nhân viên spa.
Hầu hết các khách hàng đều đến vào thời gian rảnh, ngày nghỉ và đặc biệt là cuối tuần. Do đó, nếu bạn muốn trở thành Kỹ thuật viên spa, hãy chuẩn bị sẵn tâm thế rằng: “Mình sẽ không có ngày cuối tuần” và “Ngày cuối tuần mới là ngày làm việc thực thụ của mình”.
Ngày nghỉ, ngày lễ
Rõ ràng khi rảnh hoặc có dịp quan trọng, khách hàng mới đến làm đẹp và chăm sóc da. Vì vậy, với những ngày nghỉ lễ, hay ngày nghỉ Tết, trước ngày cưới… Chị em lại đổ xô nhau để đi làm đẹp, chăm sóc da, tắm trắng… Do đó, nhân viên spa đã không có ngày nghỉ cuối tuần. Thì việc nghỉ lễ cùng hoàn toàn không có.
Những ngày lễ, Tết… lượng khách hàng được đánh giá đông hơn gấp 2 – 3 lần, thậm chí các lịch hẹn phải dời qua ngày hôm sao vì đã kín từ sáng mãi tận đến tối.
Những ngày này, nhân viên spa phải làm việc hết năng suất của mình, mở cửa đón khách hàng sớm. Và đóng cửa cũng trễ hơn mọi khi nhằm đáp ứng lượng đông đảo nhu cầu của khách.
Và dĩ nhiên, khi đi làm vào những ngày này, lương của các nhân viên spa đều được X2 hoặc X3 tùy vào doanh thu hoặc tùy vào spa mà bạn đang làm việc.
Tính đặc thù của nghề
Nghề spa là ngành nghề rất đặc thù. Spa rất đa dạng về các dịch vụ và thời gian sử dụng dịch vụ cũng được khuyến cáo các buổi khác nhau. Bên cạnh đó, 1 dịch vụ lại mất một thời gian khác dài (từ 1 – 3 tiếng). Do đó, kỹ thuật viên phải làm việc liên tục trong một ngày mới có thể giải quyết hết nhu cầu của khách hàng đã đến và đã đặt lịch trược.
Vậy nên, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm việc của nhân viên spa.
Thời gian làm việc của nhân viên spa
Thực tế, thời gian làm việc của nhân viên lại không hề cố định như thời gian của nhân viên văn phòng bởi tính đặc thù của ngành nghề này.
Nhưng nhìn cung, chúng ta có thể hình dung thời gian làm việc thuộc 2 nhóm sau đây:
Nhân viên toàn thời gian
Đây là thời gian làm việc của nhân viên spa chính thức. Hình thức này cực kỳ phổ biến, đặc biệt là ở các trung tâm spa, làm đẹp lớn với khối lượng công việc nhiều và đòi hỏi yêu cầu cao.
Thời gian làm việc của các KTV spa thường sẽ cố định mỗi ngày, riêng vào ngày lễ, cuối tuần sẽ có thời gian tăng ca tùy vào số lượng khách hàng đến sử dụng dịch vụ.
Thời gian làm việc sẽ bắt đầu từ 8 -9 giờ sáng đến 20h tối.
Thời gian ngưng nhận khách sẽ từ 19 – 19h. Và lúc này, nhân viên spa sẽ hoàn thành nốt những vị khách cuối cùng của mình và được ra về sớm, muộn tùy vào từng đối tượng khách hàng hoặc dịch vụ.
Lưu ý: Thời gian trên đã bao gồm các bữa ăn và giờ nghỉ ngơi.
Nhân viên bán thời gian, tập sự
Loại hình này thường xuất hiện ở các spa nhỏ, hoặc dành cho các đối tượng muốn học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực spa.
Thường loại hình nhân viên này sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công, bởi lẽ mỗi nhân viên sẽ được làm việc theo ca. 1 ngày có thể có 2 – 3 nhân viên chia ra thành 3 ca khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được khối lượng công việc và phục vụ khách hàng tốt nhất.
Các ca làm việc của nhân viên spa
- Ca sáng: Từ 8h – 12h
- Ca chiều: Từ 12h – 17h
- Ca tối: Từ 17h – 21h
Hướng Nghiệp Spa hy vọng với chia sẻ về thời gian làm việc của nhân viên spa ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Xét về nghề spa, có thể dễ dàng thấy thời gian làm việc của các KTV có phần chênh lệch trong ngày và làm việc khá vất vả.
Nhưng bù lại, nhân viên spa lại được làm trong môi trường sạch sẽ, mát mẻ, thơm và yên tình. Không những vậy, mức lương của nhân viên spa rất xứng đáng khi bỏ nhiều thời gian để làm việc mỗi ngày.
Do đó, đừng chỉ nhìn vào thời gian khó khăn của các KTV mà suy nghĩ không tích cực về ngành nghề này. Hãy tìm hiểu sau hơn về công việc cũng như các chế độ đãi ngộ đặc thù của nghề spa trước khi quyết định nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
- Điều kiện và Hồ sơ thủ tục xin giấy phép dạy nghề spa
- Tiềm năng nghề spa tại thị trường Việt Nam
Bình luận