Phải làm gì khi bị thầy cô ghét? Cách tạo thiện cảm với giáo viên


Ở độ tuổi học sinh, nhiều bạn chưa thực sự hoàn thiện về suy nghĩ và hành vi. Vì thế, các em có thể sẽ gây ra một số tình huống hiểu lầm giữa giáo viên và chính các em.  Vậy phải làm gì khi bị thầy cô ghét trở thành thông tin quan trong giúp các em có thể cải thiện được mối quan hệ căng thẳng giữa mình và giáo viên.

Thầy cô có thực sự ghét hay đì học sinh?

Thầy cô là những người đã được đào tạo qua môi trường sư phạm nhằm phát huy đức tính của nghề giáo: tận tâm và tận lực. Vậy thầy cô có thực sự ghét hay đì học sinh?

Có thể là sự hiểu lầm

Trong quá trình học tập và giảng dạy ở môi trường học đường sẽ phát sinh nhiều tình huống không thể nắm rõ trước. Học sinh đều là những em đang ở tuổi thành niên nên sẽ có những hành động và lời nói khiến người đối diện tổn thương và không vừa ý.

Ở lứa tuổi này, các em sẽ mang trong mình tính khí “nổi loạn” và nhạy cảm. Chính vì thế, thầy cô có thể chỉ la rầy hoặc khuyên răn các em cố gắng chăm chỉ học hành cũng sẽ khiến các em nghĩ mình bị đì và bị ghét.

Phải làm gì khi bị thầy cô ghét - đây có thể là sự hiểu nhầm
Phải làm gì khi bị thầy cô ghét – đây có thể là sự hiểu nhầm

Ai cũng có cảm xúc và thầy cô cũng không ngoại lệ

Con người cho dù khác nhau về giới tính, về độ tuổi, về nghề nghiệp… nhưng điểm chung là đều có cảm xúc. Thầy cô cũng không ngoại lệ, thậm chí với áp lực mỗi ngày luôn mong rằng có thể giúp các em tiến bộ và thành công sẽ khiến giáo viên luôn ở trong tình trạng căng thẳng và hơi dễ tổn thương hơn.

“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” đã là câu nói quen thuộc của biết bao thế hệ. Thầy cô cũng sẽ có những lúc “yếu lòng”, buồn rầu vì học sinh không nghe lời nên có thể xảy ra tình trạng căng thẳng dẫn đến hiểu lầm là các em bị đì và bị ghét.

Điều gì khiến học sinh bị thầy cô ghét?

Thầy cô có thực sự ghét hay đì học sinh hay điều gì khiến học sinh bị thầy cô ghét là câu hỏi nhiều bậc phụ huynh luôn lo sợ và canh cánh trong lòng khi con em mình vẫn đang trong môi trường học đường.

Nhiều học sinh cảm thấy chán chường khi tham gia tiết học
Nhiều học sinh cảm thấy chán chường khi tham gia tiết học

Vô lễ với giáo viên

Học sinh là những em đang còn trong độ tuổi niên thiếu và chưa trưởng thành, thầy cô là thế hệ đi trước và có khoảng thời gian sống và làm việc lâu hơn. Vì thế, thầy cô luôn là những người cần được dành sự kính trọng.

Ông bà ta có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nhưng không phải em học sinh nào cũng hiểu được đạo lý ấy. Bạn cho rằng mình là nhất, mình cá tính và sinh ra tình huống xem thầy cô ngang hàng phải lứa với bản thân.

Biểu hiện rõ nhất của sự vô lễ với giáo viên có thể kể đến như: không chào hỏi – đáp lời thầy cô, ăn nói trống không – không biết chừng mực, phớt lờ sự quan tâm và giảng dạy của thầy cô… điều này sẽ là một phần khiến giáo viên có cảm thấy không uốn nắn được và lâu dần thầy cô cũng sẽ phớt lờ sự hiện diện của bạn.

Không chăm chỉ/ thường xuyên mất trật tự

Thầy cô luôn muốn học sinh ở trong lớp chuyên tâm nghe giảng để có thể tiếp thu đủ những kiến thức cần thiết trong chương trình học. Nhưng sẽ có những trường hợp không đến để học, bạn nói chuyện trong giờ học thường xuyên, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự chuyên tâm của thầy cô và sự chuyên cần của các bạn xung quanh.

Lứa tuổi học sinh là thời kỳ nổi loạn và nhạy cảm
Lứa tuổi học sinh là thời kỳ nổi loạn và nhạy cảm

Hay cũng có thể là lý do, bài tập được giao về nhà giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học trên lớp. Bạn không chịu làm bài tập chính là phụ sự kỳ vọng và tâm huyết của giáo viên, khiến thầy cô cảm thấy công sức và tình cảm từ những chữ số mình bỏ ra bị lãng phí.

Xuất phát từ giáo viên

Con người không ai hoàn hảo, nghề giáo cũng vậy. Sẽ cũng có những trường hợp thầy cô dạy cho có lệ mà không quan tâm đến kết quả và tiến độ học tập của các em.

Hoặc có những trường hợp thầy cô bị biến chất không còn là những thầy cô gương mẫu luôn sẵn sàng truyền dạy và yêu thương học sinh vô điều kiện. Hiện nay, thầy cô sẽ có nhiều nguyên nhân ghét học sinh, cụ thể như: không đi học thêm, vì ngoại hình, vì gia cảnh… Những điều này cần phải loại trừ để môi trường học đường trở về đúng hướng đi của nó.

Cách xử lý khi bị thầy cô ghét

Phải làm gì khi bị thầy cô ghét hay cách xử lý tình huống một cách khéo léo. Hãy cùng tham khảo những phương pháp dưới đây:

Tích cực xây dựng bài trong giờ học

Có thể nói, thầy cô nào cũng thích tiết dạy của mình sôi nổi và có sự tương tác của hai bên. Một tiết học thành công là một tiết học tìm được sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.

Hãy tương tác với thầy cô nhiều lần trong giờ học
Hãy tương tác với thầy cô nhiều lần trong giờ học

Bạn hãy chăm chỉ xem qua bài mới trước ở nhà, đánh dấu những phần chưa hiểu và hãy chăm chỉ xây dựng bài trong giờ học. Điều đó giúp thầy cô cảm thấy công sức mình bỏ ra được tiếp nhận và coi trọng, giáo viên cũng sẽ luôn giữ được ngọn lửa nhiệt huyết và cùng học sinh hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Hoàn thành bài tập và yêu cầu của giáo viên.

Thầy cô đều là những người đã trải qua thời gian đào tạo về nghiệp vụ sư phạm. Bài giảng của giáo viên đều được kiểm tra và phê duyệt nhằm đảm bảo rằng lượng thông tin kiến thức truyền đạt đến học sinh được đầy đủ và chính xác nhất.

Chính vì điều đó, thầy cô có quyền giao bài tập về nhà và đây cũng được xem là một phương pháp giảng dạy giúp học sinh có thể củng cố kiến thức giúp các em tiến bộ hơn trong học tập. Điều cần làm là, các em phải hoàn thành bài tập về nhà đầy đủ, có thể làm sai nhưng hãy chắc chắn rằng các em chịu bỏ thời gian ra để nghiên cứu và giải đáp.

Thầy cô luôn sẵn lòng sửa những bài tập mà các em chưa làm đúng hay phương pháp hiệu quả. Ngoài ra, thầy cô là thế hệ có kinh nghiệm vì vậy những yêu của của giáo viên sẽ luôn giúp ích cho việc học tập của các em.

Tôn trọng thầy cô giáo

Phải làm gì khi bị thầy cô ghét – học sinh cần tôn trọng thầy cô giáo. Điều này được xem là hiển nhiên nhưng không phải em nào cũng thực hiện được.

Luôn tôn trọng thầy cô sẽ giúp các em học sinh ghi điểm
Luôn tôn trọng thầy cô sẽ giúp các em học sinh ghi điểm

Dù có thân thiết đến đâu, các em cũng cần dành sự tôn trọng cho giáo viên của mình. Điều đó sẽ giúp thầy cô yêu mến và hài lòng với thái độ của bạn từ đó mối quan hệ của hai bên sẽ trở nên tốt đẹp và thú vị hơn.

Trao đổi với phụ huynh nếu sự việc đi quá xa

Thầy cô là những người truyền kiến thức và kỹ năng cho các em học sinh, họ cũng là người giúp các em hiểu được đạo lý làm người. Tuy vậy, trường hợp học sinh không nghe lời và có tâm lý phản kháng, để tránh xảy ra những tình huống không mong muốn, thầy cô cần thông tin cho phụ huynh biết về tình trạng của con em mình.

Điều này cũng sẽ áp dụng với cương vị khi em là học sinh cảm thấy sự đối xử bất công giữa mình và những bạn học khác. Các em hãy thường xuyên tâm sự với ba mẹ bằng cách chia sẻ những câu chuyện trên lớp, từ đó ba mẹ sẽ có cách đánh giá và giải quyết khi cảm nhận được con em mình bị thầy cô ghét.

Tâm sự với Ba mẹ khi xảy ra tình huống đó
Tâm sự với Ba mẹ khi xảy ra tình huống đó

Phải làm gì khi bị thầy cô ghét? Tùy trong từng lý do và tình huống mà sẽ có cách giải quyết khác nhau. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bậc phụ huynh và các em học sinh một số thông tin giúp trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường của các bạn được vui vẻ và hiệu quả.

Hướng Nghiệp Spa chúc bạn thành công!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan