Spa chăm sóc da là từ khóa xuất hiện khá phổ biến trong những năm gần đây. Hiện tại các spa ngày càng phát triển và mọc lên nhiều hơn. Vậy để mở spa chăm sóc da cần lưu ý những điều gì, để việc kinh doanh được thuận lợi?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Các bước cần chuẩn bị để mở spa chăm sóc da
Đầu tư các kiến thức liên quan đến nghề spa
Trước khi muốn mở spa chăm sóc da, chủ spa cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức liên quan đến ngành spa. Nhất là bằng cấp, chứng chỉ hành nghề spa chăm sóc da và massage body.
Tiếp đó bạn mới có thể hoạch định cho mình những kế hoạch tương lai sắp tới cần làm những gì, định hướng hoạt động kinh doanh của spa trơn tru, thuận lợi hơn.
Hiện nay trên thị có nhiều trung tâm đào tạo, cung cấp các khóa học cấp tốc và dài hạn. Hãy tìm hiểu và đăng ký học nhé, đây là một khoản đầu tư vô cùng hợp lý, không nên bỏ qua.
Nghiên cứu thị trường, lựa chọn mô hình kinh doanh
Bất kể ngành nghề nào, trước khi bạn quyết định kinh doanh. Cũng phải thật sự hiểu lĩnh vực của bạn có ưu và nhược điểm gì?
- Nghiên cứu đối tượng khách hàng của mình là ai, tập trung vào độ tuổi, giới tính, sở thích…
- Xu hướng phát triển ngành spa, những dịch vụ làm đẹp đang hot…
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đưa ra mức giá sử dụng các dịch vụ phù hợp.
Thông thường mở spa chăm sóc da với quy mô nhỏ, sẽ tập trung chủ yếu vào các dịch vụ chăm sóc da cơ bản như: điều trị mụn, tẩy tế bào chết, dưỡng da, gội đầu, massage body….
Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh
Một bước vô cùng quan trọng trong quá trình mở spa chăm sóc da, với các spa nhỏ thì nguồn vốn đầu tư ban đầu cũng không hẳn quá cao. Tuy nhiên, cũng phải tính toán thật kỹ để tránh trường hợp thiếu hụt ngân sách, không đem lại hiệu quả trong quá trình kinh doanh.
Các chi phí cần chuẩn bị sẽ bao gồm:
- Phí thuê mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn đang sở hữu một căn nhà đủ rộng và có ý định kinh doanh spa tại nhà. Thì vấn đề nguồn kinh phí này không còn lo ngại nữa.
Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép, bắt buộc bạn phải tìm một mặt bằng kinh doanh. Tùy vào nhóm đối tượng khách hàng và mô hình spa, mà lựa chọn mặt bằng phù hợp. Nên dự trù mức phí trung bình khoảng 5 triệu – 8 triệu đối với mặt bằng xã, phường. Khoảng 10 triệu – 50 triệu, với mặt bằng thành phố, đô thị…
Lưu ý, nếu không có nhiều chi phí đầu tư, thì có thể cân nhắc lựa chọn mặt bằng vừa và nhỏ, nhưng vẫn đảm bảo khu dân cư đông đúc. Đúng đối tượng khách hàng mà bạn đã xác định ban đầu.
- Phí hệ thống máy móc thiết bị, mỹ phẩm
Hệ thống máy móc thiết bị và các dòng mỹ phẩm là yếu tố không thể thiếu dù spa lớn hay nhỏ. Các khoản chi phí này nên dự trù trung bình khoảng từ 150 triệu đồng – 300 triệu đồng cho máy móc thiết bị. Và khoảng dưới 100 triệu đồng cho các dòng mỹ phẩm chăm sóc da.
- Phí trang trí không gian nội thất
Sau khi đã có mặt bằng, máy móc thiết bị, thì tiếp theo sẽ phải tiến hành trang trí không gian spa đúng không nào? Một tiệm spa với thiết kế đẹp, chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm tốt cho khách hàng. Ngoài ra còn giúp bạn nâng cao độ tin cậy và uy tín cho spa.
Các khoản chi phí này sẽ dùng để trang bị các sản phẩm như: tranh treo tường, đèn trang trí, kệ để bàn, banner bảng giá, sáp thơm….Mức phí dao động khoảng từ 10 triệu – 30 triệu đồng.
- Phí thuê nhân viên
Hiện nay, mức lương trung bình của một nhân viên lành nghề dao động khoảng từ 10 triệu – 20 triệu. Phí này còn phụ thuộc vào quy mô lớn nhỏ của spa, và trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên.
- Các khoản chi phí phát sinh
Những khoản chi này sẽ xuất hiện vào cuối mỗi tháng, như: Chi phí điện, nước, wifi, phí vật tư tiêu hao, bảo hành máy móc thiết bị…hay phí quảng cáo, marketing thương hiệu.
Mức phí trên dao động khoảng 30 triệu – 60 triệu. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị một khoản dự trù lớn để phòng ngừa những phát sinh khác.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng kinh doanh là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của spa. Do đó nên ưu tiên lựa chọn những địa điểm có đông đúc dân cư, thường là: gần trường học, gần chợ, khu dân cư, đất mặt tiền….còn đối với spa có quy mô lớn thì địa điểm có thể ở những khu đô thị, trung tâm thương mại, khu văn phòng….
Không nên lựa chọn những mặt bằng quá nhỏ, nằm sâu trong hẻm, đường khó đi lại. Không tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, vừa bất tiện khi đi dây điện, kết nối wifi…
Đăng ký giấy phép kinh doanh
Sau khi đã thuê mặt bằng kinh doanh, chủ spa sẽ tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mọi hoạt động kinh doanh về sau. Có hai loại đăng ký chính là: kinh doanh hộ cá thể và thành lập công ty.
Trường hợp kinh doanh hộ cá thể sẽ đến làm việc tại UBND quận, xã, phường và các địa điểm địa phương cấp giấy phép.
Trường hợp thành lập công ty, thì quy trình làm giấy tờ sẽ được thực hiện ở sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải chịu một khoản thuế nhất định.
Trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị, mỹ phẩm
Máy móc thiết bị là khoản đầu tư không hề nhỏ, đối với các spa chăm sóc da vừa mới bắt đầu kinh doanh. Cần trang bị các loại máy móc, thiết bị spa cơ bản như: máy xông hơi, điều trị mụn, máy phân tích da, máy điện di, máy hút chì và thải độc da…Và các thiết bị spa công nghệ cao: Máy laser công nghệ trị nám, sẹo, xử lý các sắc tố da. Máy nâng cơ – xóa nhăn, giảm béo…
Hệ thống giường spa khoảng 2 giường – 3 giường. Nên ưu tiên lựa chọn những dòng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, và địa chỉ cung cấp. Giá thành có đắt một chút nhưng đảm bảo chất lượng về sau.
Bên cạnh đó là các dòng mỹ phẩm, kem dưỡng da cũng rất quan trọng. Thường bao gồm: kem dưỡng, tinh chất serum làm trắng da, kem tẩy tế bào chết…nên lựa chọn sản phẩm chính hãng, thương hiệu rõ ràng. Bởi mỹ phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da của khách hàng, nếu có bất kỳ sơ suất gì sẽ ảnh hưởng đến uy tín của spa.
Marketing đẩy mạnh thương hiệu
Spa mới bắt đầu kinh doanh thì việc chưa được nhiều người biết đến là điều không thể tránh khỏi. Do đó để thu hút khách hàng, mang đến hiệu quả kinh doanh, chủ spa nên có các hoạt động marketing.
Trước tiên là đặt tên thương hiệu, thiết kế logo cho spa. Lưu ý tên thương hiệu nên ngắn gọn, dễ hiểu, giúp bạn dễ dàng hơn khi giới thiệu với khách hàng. Bằng cách marketing đơn giản là nhờ bạn bè, người thân giới thiệu, hoặc marketing thủ công không mất phí trên các kênh online như: Fanpage, website, youtube…
Sau một thời gian ổn định thì tiến hành marketing mạnh hơn, đăng tin tức, quảng cáo thương hiệu. Thiết kế website chuyên nghiệp, thực hiện TVC và các kênh truyền thông khác.
Muốn mở spa chăm sóc da và kinh doanh thành công, ngoài việc trang bị đầy đủ kiến thức, nguồn vốn. Chủ spa cần phải lên kế hoạch rõ ràng, hiểu về kinh doanh, hiểu về hệ thống máy móc thiết bị. Như thế mọi việc sẽ trơn tru và hiệu quả hơn.
Hướng Nghiệp Spa hy vọng với 7 bước cần lưu ý trước khi mở spa chăm sóc da trên, sẽ mang đến thật nhiều thông tin hữu ích cho chủ spa. Chúc bạn may mắn và thành công!
Xem thêm bài viết liên quan:
- Nghiên cứu xu hướng thị trường spa tại Việt Nam
- Mở spa ở quê cần chuẩn bị những gì? Ưu điểm, kinh nghiệm
Bình luận