Học viện khác gì với đại học và nên lựa chọn học ở đâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Học viện và đại học đều là nơi truyền tải kiến thức đến với học viên, sinh viên.
Học viện là gì?
Học viện là gì? Học viện có gì khác với đại học là câu hỏi được đặt ra rất nhiều. Hiện nay, có rất nhiều người lầm tưởng khái niệm học viện và đại học là giống nhau. Tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau, học viện là thuật ngữ dùng để chỉ một nơi đào tạo và giảng dạy các kiến thức chuyên sâu, chuyên về một lĩnh vực, ngành nghề nào đó.
Có thể nói, vì tính chất chuyên môn sâu nên học viên thường đào tạo ít ngành hơn so với đại học. Tùy vào tính chất và độ khó của chuyên ngành mà thời gian đào tạo tại học viện có thể sẽ lâu hơn đại học từ 1 – 2 năm. Nếu hỏi học viên khác gì với đại học, bạn có thể xét đến chương trình giảng dạy và thời gian đào tạo.
Giá trị bằng tốt nghiệp do học viện cấp tương đương so với bằng đại học, vì cả học viện và đại học đều được quản lý bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do đó, cần lựa chọn chuyên ngành phù hợp với sở thích và đam mê để có thể quyết định học ở học viện hay đại học.
Trình độ đại học là gì?
Đại học là nơi đào tạo, giảng dạy các kiến thức chuyên ngành thiên về định hướng nghề nghiệp hơn học viện. Các môn học trong chuyên ngành được đào tạo và dạy nhiều môn tổng hợp, nhằm phục vụ cho ngành nghề được học.
So với học viện, đại học đào tạo nhiều chuyên ngành hơn, mỗi chuyên ngành sẽ có các chương trình đào tạo khác nhau. Thời gian hoàn thành chương trình đào tạo đại học từ 4 – 6 năm, tùy thuộc vào chuyên ngành và độ khó cũng như các kiến thức được học. Như đã chia sẻ, học viện khác gì với đại học thì chương trình và thời gian là điểm khác biệt rõ ràng nhất.
Học viện khác gì với đại học?
Thông qua khái niệm về học viện và đại học thì có thể thấy sự khác nhau cơ bản giữa hai nơi đào tạo này là một nơi dạy chuyên sâu, còn một nơi dạy tổng quát thiên hướng nghề nghiệp nhiều hơn. Chương trình của học viện tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu chuyên sâu chuyên ngành, bên cạnh có thêm kiến thức giảng dạy.
Đối với Đại học thì việc nghiên cứu chuyên ngành sẽ ít hơn và không đi sâu bằng học viện. Chủ yếu tập trung đào tạo kiến thức bên cạnh việc thảo luận và thực hành đối với một số chuyên ngành nhất định.
Thông thường tên các học viện cũng thể hiện rõ chuyên ngành đặc thù đào tạo của mình như: Học viện hàng không, học viện báo chí, học viện hành chính,… Còn tên các trường đại học thông thường được đặt chung chung như: Đại học Ngoại thương, đại học Sài Gòn, đại học Tôn Đức Thắng,… Những phân tích trên có thể đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về học viện khác gì với đại học.
Bằng của học viện so với bằng đại học như thế nào?
Cùng trực thuộc và chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do vậy bằng của học viện và đại học có giá trị tương đương nhau. Các học viên không cần phải lăn tăn hay lo lắng về giá trị bằng của hai nơi đào tạo này.
Dù là bằng học viện hay bằng đại học thì đều có giá trị toàn quốc và có thể xin việc tại các công ty như nhau. Vấn đề quan trọng vẫn nằm ở bảng điểm và kiến thức học viên tích lũy được trong suốt quá trình học ở học viện hay đại học.
Học viện và đại học, học ở đâu tốt hơn?
Thật khó có thể so sánh được học ở học viện hay đại học tốt hơn. Vì mỗi nơi sẽ có các chương trình đào tạo và giảng dạy riêng. Nếu cá nhân học viên đặc biệt thích một ngành nghề nào đó muốn được nghiên cứu chuyên sâu về nó thì có thể chọn học viện.
Tùy chuyên ngành mà chất lượng đào tạo của đại học và học viện khác nhau
Trong trường hợp, học viên muốn tiếp thu được nhiều kiến thức thông qua các môn học khác nhau, học tập các kiến thức phục vụ cho công việc thì có thể lựa chọn hệ đại học. Bên cạnh chất lượng đào tạo thì điểm số đầu vào của cả hai cũng khác nhau.
Những năm gần đây điểm đầu vào của học viện thường cao hơn so với hệ đại học nếu cùng chuyên ngành. Với chương trình đào tạo chuyên sâu, chất lượng cao, học viện được nhiều người đánh giá tốt khi có nhu cầu cho con em học chuyên về nghiên cứu.
Khi nào nên tham gia đại học
Mỗi trường đại học sẽ có các chuyên ngành và chương trình đào tạo khác nhau. Như đã phân tích ở trên, đại học chủ yếu đào tạo tổng hợp, phần nghiên cứu đa phần do sinh viên tự học. Do vậy, nếu học viên, sinh viên nào có nhu cầu học các kiến thức đáp ứng cho công việc tương lai ở mức độ vừa đủ thì có thể chọn hệ đại học.
Điểm đầu vào của đại học tùy vào mỗi trường cũng có số điểm cao thấp khác nhau. Sinh viên có thể cân nhắc lựa chọn ngành nghề và trường mà mình mong muốn.
Khi nào tham gia học viện
Đối với những sinh viên thích học tập và nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực, chuyên ngành nào đó có thể lựa chọn học viện. Đây là nơi đào tạo học viên một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất.
Học viện giúp cho học viên có thể nghiên cứu chuyên ngành được kỹ lượng, bên cạnh việc tiếp thu các kiến thức trên lớp. Đối với các lĩnh vực đặc thù như học viện hàng không, học viện báo chí,… thì điểm đầu vào khá cao. Do vậy, học sinh cần nỗ lực phấn đấu để có thể vào được học viện theo ý muốn.
Thắc mắc học viện khác gì với đại học đã được giải đáp chi tiết, cụ thể qua bài viết ở trên. Mỗi nơi đào tạo có những đặc điểm và chương trình đào tạo riêng biệt. Cần cân nhắc và lựa chọn nơi học tập và rèn luyện phù hợp với nguyện vọng và mong muốn bản thân.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
- Top 10 cách ôn thi hiệu quả nhất dành cho sĩ tử
- Sinh viên lên đại học học những môn gì? Những lưu ý khi học Đại học
Bình luận