Bảng mô tả công việc của quản lý spa cần biết để vận hành


Một spa muốn vận hành ngoài đội ngũ các chuyên viên thì còn phải có người quản lý. Các công việc của quản lý spa chủ yếu tập trung vào giám sát và định hướng phát triển. Nghề này ngày nay nổi tiếng bởi sự ổn định, năng động và còn đảm bảo nguồn thu nhập. Tuy nhiên lượng công việc phải làm của một quản lý spa là không hề ít.

Các công việc về quảng cáo, marketing

Một trong các công việc của quản lý spa chính là lên kế hoạch marketing. Việc này đòi hỏi người quản lý phải không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Từ đó xác định đối tượng khách hàng tiềm năng. Tiếp theo sẽ phối hợp cùng đội ngũ quảng cáo, marketing đưa ra ý tưởng để tiến hành các chiến dịch.

Quản lý spa phải lên kế hoạch quảng bá cho spa đó
Quản lý spa phải lên kế hoạch quảng bá cho spa đó

Thông thường chiến dịch quảng cáo sẽ bao gồm dài hạn và ngắn hạn. Một quản lý spa phải biết lên kế hoạch sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó, người quản lý cũng phải có mối quan hệ với báo đài nhằm tạo sự thuận lợi khi quảng cáo cho spa.

Công việc của quản lý spa về xây dựng quy định

Quản lý spa còn phải cùng với đội ngũ lãnh đạo nghiên cứu để đưa ra các quy định. Người quản lý là người nắm rõ tình hình nhân viên, khách hàng nên sẽ có cái nhìn khách quan hơn.

Nhờ vậy các quy định đưa ra sẽ phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Quản lý spa phải là người thực hiện quy định một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất để làm gương.

Ngoài ra, người quản lý cũng phải giám sát quá trình thực thi quy định của spa. Những quy định đưa ra có phù hợp không và nhân viên có tuân thủ không. Từ đó kịp thời xử lý cũng như có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

Quản lý spa và việc giám sát

Đây là một trong các công việc của quản lý spa phải làm mỗi ngày. Giám sát trước tiên chính là đội ngũ nhân viên. Theo đó quản lý phải biết nhân viên nào làm tốt và ngược lại, những ai thường vi phạm quy định… Từ đó có sự nhìn nhận đúng cho các kỳ đánh giá năng lực.

Quản lý spa thường xuyên giám sát hoạt động của nhân viên
Quản lý spa thường xuyên giám sát hoạt động của nhân viên

Người quản lý còn phải giám sát tình hình khách hàng. Phân tích và đánh giá những ngày đông khách hay ít khách để có sự điều chỉnh chiến lược phù hợp. Ngoài ra còn khá nhiều điều khác mà người quản lý phải giám sát như doanh thu, hoạt động của máy móc, thiết bị, sản phẩm làm đẹp…

Đảm bảo về trang thiết bị cho spa

Một trong các công việc của quản lý spa tiếp theo là đảm bảo sự đầy đủ về trang thiết bị. Mặc dù không trực tiếp sử dụng hay dùng trong công việc nhưng tình hình máy móc, dụng cụ, mỹ phẩm… luôn được nhân viên báo cáo lên trên. Lúc này, người quản lý có trách nhiệm kiểm chứng thông tin sau đó là tiến hành điều chỉnh phù hợp.

Quản lý sẽ liên hệ với bên cung cấp để nhập các loại trang thiết bị mới. Bên cạnh đó cũng đề ra hướng xử lý các thiết bị hư hỏng cần chỉnh sửa.

Công việc của quản lý spa về nhân sự

Một trong những công việc bắt buộc với quản lý spa chính là quản lý nhân sự. Người quản lý phải biết cách gắn kết nhân viên, phát hiện các ưu nhược điểm của từng người để có sự phân công phù hợp. Việc cho nhân viên nghỉ việc hay tuyển nhân viên cũng sẽ do quản lý spa lên kế hoạch thực hiện.

Quản lý spa phải biết cách quản lý, gắn kết nhân viên
Quản lý spa phải biết cách quản lý, gắn kết nhân viên

Ngoài ra, quản lý spa còn phải có các đề xuất về khóa học đào tạo cho nhân viên. Từ đó giúp nhân viên nâng cao tay nghề làm việc cho spa.

Xử lý các tình huống phát sinh

Một trong những công việc không thể thiếu với một quản lý spa đó là xử lý các tình huống khẩn cấp. Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các spa khó tránh khỏi những phàn nàn cùng sự không hài lòng từ khách hàng. Một vài tình huống nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của spa. Lúc này người quản lý phải biết cách giải quyết sao cho tốt nhất.

Không chỉ vậy, tốc độ phản ứng, phân tích và giải quyết cũng phải nhanh.

Xử lý sự cố do khách hàng ý kiến là một trong các công việc của quản lý spa
Xử lý sự cố do khách hàng ý kiến là một trong các công việc của quản lý spa

Hỗ trợ chăm sóc khách hàng

Mặc dù thường mỗi spa sẽ có đội ngũ chăm sóc khách hàng riêng nhưng người quản lý đôi khi vẫn sẽ làm. Việc này giúp quản lý spa nắm được chính xác tình hình khách hàng, những điều hài lòng cũng như các phàn nàn.

Người quản lý đôi khi cũng tham gia tư vấn dịch vụ. Đó là khi đối tượng khách hàng đặc biệt như ca sĩ, diễn viên nổi tiếng hay nhóm khách đông người… Lúc này sẽ cần sự kinh nghiệm cùng chuyên nghiệp của quản lý spa để thuyết phục họ sử dụng dịch vụ.

Trên đây là các công việc của quản lý spa cơ bản nhất. Ngoài ra còn có một vài yêu cầu khác từ cấp trên mà người quản lý phải thực hiện. Để làm tốt mỗi người nên tham gia trước các khóa học spa để có cái nhìn chân thật hơn. Có thể thấy lượng công việc là không hề nhỏ lại còn thuộc nhiều lĩnh vực. Nhưng bù lại nếu làm tốt thì lương thưởng cho người làm quản lý spa là rất cao.

Hướng Nghiệp Spa Chúc các bạn thành công!

Xem thêm bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan